Miếu Đông sơn, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, một văn chỉ của vùng quê nghèo nhưng hiếu học
Tại xóm 1 xã Trung Sơn có một di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nơi thờ ngài Nguyễn Ngọc Sỹ, một văn nho Quốc Tử Giám, nơi đây được coi như văn chỉ của làng Đông Bích cũ
Tọa lạc trên một không gian thoáng rộng, 4 bề là đồng lúa mênh mông, bên phải có quỳ lĩnh hùng vĩ, phía trước có hòn bút giữa khoảng mênh mông đồng ruộng nơi địa mạch văn chương của làng Đông Bích xưa được coi như huyệt đắc đạo trong văn chương, khoa bảng của làng.
Mộ ngài Nguyễn Ngọc Sỹ và Miếu Đông Sơn thuộc làng Đông Bích xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Miếu được xây dựng vào thời Nguyễn để thờ các vị phúc thần có công bảo quốc hộ dân. Trải qua các biến cố thăng trầm của lịch sử, hiện nay di tích gồm các công trình: chính điện, nhà bái đường và mộ của ông Nguyễn Ngọc Sĩ với kiến trúc truyền thống, đăng đối, hài hòa trong không gian thanh u tĩnh mịch.
Trước đây miếu Đông Sơn là di tích thiêng liêng được người dân bảo vệ phụng thờ, trong lịch sử là một địa chỉ có nhà thượng, hạ, trung điện uy nghi và cột thậu lậu trước sân, trong chiến tranh bị bọm mỹ đánh hỏng một cột sau đó được khôi phục lại.
Miếu Đông Sơn tọa lạc trên diện tích 3.741.98M2 xung quag được bao bọc bởi đồng ruộng phì nhiêu, Phí đông nam là rú cuồi (Quỳ Lĩnh) hùng vĩ, phía tây là dòng lam giang và dải Trường Sơn.
Nhân vật được thờ chính tại miếu là ngài Nguyễn Ngọc Sĩ. Ông sinh năm 1710, tên tự là Liễu Hoa, tên thụy là Tuấn Dị, tên hiệu là Đông Hoa Phúc Tinh Chân Nhân. Ông quê ở tỉnh Thái Bình, xuất thân trong một dòng họ trâm anh thế phiệt, đời đời làm quan. Khoa thi năm Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái năm thứ 8 (1727), ông đậu Hương cống rồi được tuyển vào làm Giám sinh trường Quốc tử giám. Khi đi ngao du sơn thủy qua làng Đông Bích thấy Quỳ lĩnh non xanh, Lam giang nước biếc là chốn “Bồng Lai Tiên Cảnh”, ông đã quyết định chọn đây làm nơi ở ẩn, lánh xa những uế trọc chốn thị phi đô hội. Ở quê hương mới, ông có công bốc thuốc cứu dân, lập trường dạy học, mở mang dân trí, khai hóa văn minh, xây dựng nên một miền quê “văn chương, nghĩa lý”.. Sau khi ông mất, dân làng nhớ ơn suy tôn ông là Đức Thánh Văn của làng và xây mộ, lập miếu thờ phụng theo kiểu “tiền miếu hậu mộ”. Các triều đại phong kiến đã sắc phong cho ông là Bản Cảnh Thành Hoàng và giao cho làng Đông Bích phụng sự.
Miếu Đông Sơn có kiến trúc tiền miếu, hậu mộ. Mộ ngài Nguyễn Ngọc Sỹ đã được tôn tạo hết sức uy linh
Nhân vật thứ hai được thờ tại miếu là thần Bái Sơn Anh Dũng Linh Ứng. Ngài là dũng tướng nhà Lê Trung hưng. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1663-1671, Lê Huyền Tông) ngài có công phò vua giúp nước, đánh dẹp những quân nghịch đảng hung tàn. Sau khi ngài qua đời, nhân dân thương nhớ lập miếu thờ, thường gọi là Đức Thánh Cổ Phong hay Thánh Võ của làng. Các triều đại phong kiến sắc phong cho ngài là Bản Cảnh Thành Hoàng và giao cho làng Đông Bích phụng sự. Trong kháng chiến chống Mỹ, miếu thờ của ngài bị hư phế, nhân dân đã rước ngài về phối thờ tại miếu Đông Sơn.
Ngoài ra, tại đây còn phối thờ các vị tiên hiền khoa bảng của làng Đông Bích từ thời Lê đến thời Nguyễn, gồm: Nguyễn Chương, Phan tiên sinh, Nguyễn Hữu Kính, Nguyễn Dực, Trần tiên sinh, Nguyễn Lâm Sắc, Vương Viết Dự, Vương Viết Hi, Vương Viết Triệu.
Trong thời gia qua, được sự quan tâm của huyện đoàn Đô Lương. Đoàn xã Trung Sơn đã hoàn thành chương trình số hóa dự liệu di tích lịch sử văn hóa mộ Ngài Nguyễn Ngọc Sỹ và miếu Đông Sơn. Hiện nay khi du khách thập phương về dâng hương, kính lễ chi cần truy cập mã QR col được đặt tại miếu sẽ được biết và hiểu rõ về di tích này
Miếu Đông Sơn là công trình kiến trúc tâm linh độc đáo, đây vừa là miếu thờ thần vừa là Văn chỉ của làng Đông Bích, vừa là nơi chiêm bái của nhân dân vừa là nơi sinh hoạt của hội Tư văn. Trước đây, tại miếu diễn ra nhiều sinh hoạt văn hóa đặc sắc như lễ cầu khoa, lễ báo khoa, hội bình văn và đặc biệt nhất là lễ cầu đồng. Hiện nay, tại miếu có hai kỳ lễ lớn là lễ Xuân tế vào 15 tháng 1 âm lịch và lễ giỗ ông Nguyễn Ngọc Sĩ vào ngày 1 tháng 4 âm lịch.
Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ, Miếu Đông Sơn được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng là di tích Lịch sử tại Quyết định số 6368 QĐ.UBND ngày 28 tháng 12 năm 2017.
Năm 2019 được sự quan tâm của sở văn hóa thể thao và ban quản lý di tích danh thắng tỉnh Nghệ An hỗ trợ và sự ủng hộ công đức của Nhân Dân đã đầu tư nâng cấp nhà bái đường với số vốn 580 triệu đồng.
Di tích có bia dẫn tích ghi rõ lý lịch của di tích ngay trong sân của miếu.
Năm 2022 tiếp tục được hỗ trợ 450 triệu nâng cấp mộ Ngài Nguyễn Ngọc Sỹ bằng đá cẩm thạch toàn bộ khuôn viên và mộ.
Đến nay di tích miếu Đông Sơn và mộ ngài Nguyễn Ngọc Sỹ đã trở thành một địa chỉ tâm linh của Nhân Dân trong vùng.
Mộ ngài Nguyễn Ngọc Sỹ và miếu Đông Sơn cách quốc lộ 15A khoảng 700m đi từ chùa làng vành đi vào, cách quốc lộ 46 khoảng 1km đi từ đê tả làm đoạn xã Đà Sơn đi vào. Trên các trục đường đều có biển báo lối vào di tích.